Tags:

doanh nghiệp tôm

Vươn lên hàng đầu mỗi ngành kinh tế, sản xuất… trở thành vương, thành hậu do giới truyền thông “phong tặng”.. Danh vị có được một cách dễ dãi, đôi khi ngoài ý định chủ quan của người được gọi với cái tên đầy mỹ miều đó. Nhưng nói gì thì nói, “vương, hậu” cũng có căn cứ, nền tảng chớ không phải vô cớ. Phía sau hào nhoáng đó có ai biết áp lực càng lớn lên suy nghĩ, trách nhiệm của người nổi tiếng!

Năm 2022, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2022 đến nay, XK tôm đã giảm đáng kể, các doanh nghiệp đang xoay xở với nhiều giải pháp.

(vasep.com.vn) CPTPP là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu tôm của Việt Nam sau Mỹ, chiếm 25% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP ước đạt 905,2 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính trong khối CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm.

Nhằm tận dụng thời cơ trong những tháng còn lại của năm 2021, các doanh nghiệp ngành tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhanh chóng khôi phục và tăng tốc sản xuất.

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 7 đến nay, ngày qua ngày trong bao lo toan đối với cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng phía Nam. Hai tháng rưỡi trôi qua, khúc phim bi hài khó phai trong ký ức… Mưa bão hoài riết cũng hết nước, đêm đen có tối đến đâu cũng có lúc tan mây. Ngày 9/10 Thủ tướng công bố cơ bản cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 11/10 Chính phủ có Nghị quyết 128 với nội dung” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-119”, trong đó có quy định 4 màu theo cấp độ dịch. Ở mọi cấp độ các doanh nghiệp đều có thể hoạt động theo khuôn khổ quy định. Như vậy, giờ đây các DN không đang liên quan các ca dịch, được phép mở cửa hoạt động và sắp xếp phục hồi theo khả năng. Tất cả DN đang ở vạch xuất phát mới với nhiều tâm thế. Người mới khởi động, người đã khởi động nửa quy mô và có cả người đã sắp trở lại bình thường, do may mắn ở trong địa phương phòng chống dịch tốt.

Đến ngày 21/9, CTCP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi 100% công suất sau thời gian giãn cách xã hội. Giá tôm của Sao Ta đang ở mức tốt và công ty tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

(vasep.com.vn) Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 3 năm qua sang thị trường Hàn Quốc, tôm là sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, trung bình từ 15 - 40 triệu USD/tháng. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tôm chân trắng lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản).

(vasep.com.vn) Qua một năm bị dịch Covid chi phối, cơ cấu thị trường tôm xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Hai tháng đầu năm nay có 67 thị trường NK tôm của Việt Nam, so với cùng kỳ năm ngoái có 63 thị trường. Trong đó, có nhiều thị trường tăng NK tôm Việt Nam với mức tăng đột phá như Australia tăng 115%, Bỉ tăng 139%, Nga tăng 109%, Chile tăng 352%, Campuchia tăng gấp 30 lần…